Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng đạt hiệu quả cao

Nuôi gà ta đẻ trứng hiện nay là một nghề có thu nhập khá ổn định trong ngành chăn nuôi gia cầm. Nuôi gà ta đẻ trứng ngoài việc cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng thì bà con có thể dùng để nhân giống và bán con giống cũng rất kinh tế. Sau đây may3a.com xin mời bà con theo dõi các hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng hiệu quả.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng

1. Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng : Chuyển gà lên chuồng đẻ trứng

– Khi di chuyển gà từ chuồng nuôi lên chuồng đẻ, gà rất dễ bị stress. Bà con lưu ý, trước khi chuyển chuồng 3 ngày, cho gà ăn tự do và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất trong thức ăn. Trong chuồng đẻ cung cấp cung cấp sẵn nước trong máng, trước khi chuyển gà tới.

– Bà con lưu ý điều chỉnh ánh sáng sao cho cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi hậu bị và trong nuôi gà đẻ sao cho tương đồng với nhau. Điều chỉnh trước 2 tuần chuyển chuồng cho gà. Độ sáng quá lớn có thể khiến gà mệt mỏi, hoa mắt, giảm năng suất đẻ trứng.

– Bà con cần hoàn thành quá trình chuyển gà từ chuồng nuôi sang chuồng đẻ trong vòng hai tuần trước khi gà bắt đầu đẻ trứng, để gà có đủ thời gian khôi phục ảnh hưởng stress bởi di chuyển chuồng, thời gian phục hồi tốt nhất là khoảng 01 tuần.

– Vận chuyển gà, bà con nên chọn thời điểm mát trời, ban đêm – Khi đó gà không nhìn thấy sẽ dễ thích nghi với môi trường xung quanh hơn.

2. Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng: Mật độ gà đẻ

– Mật độ nuôi gà đẻ là một trong cá yếu tố khá quan trọng cho sự sinh sản của gà đẻ. Vào mùa nóng ẩm và nuôi nền, bà con nên nuôi với mật độ 3 con/m2, tính chung cho cả đàn trống, mái. Vào mùa lạnh khô, nuôi trên sàn, bà con nuôi nhốt với mật độ 4 con/m2.

– Để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô nuôi từ 300-500 con/ô. Điều này sẽ tránh dồn gà vào các khu vực cục bộ, tránh tình trạng lây lan bệnh và mật độ không đồng đều trong chuồng.

Kỹ thuật nuôi gà đẻ - Mật độ gà trong chuồng đẻ

Kỹ thuật nuôi gà đẻ – Mật độ gà trong chuồng đẻ

3. Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng: Máng ăn, máng uống cho gà

– Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao phải cung cấp nhiều máng ăn, máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.

– Nhu cầu máng ăn:

Nhu cầu máng ăn Mùa nóng Mùa lạnh
Máng dài (cm/con) 12 10
Máng treo (số máng/100 con) 6 5

– Nhu cầu máng uống

Nhu cầu máng uống Mùa nóng Mùa lạnh
Máng dài (cm/con) 6 5
Máng treo (con/máng) 50 70

4. Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng: Nước uống

Bà con nên chú ý cung cấp nước thường xuyên trong máng, thay nước mới tránh để nước tồn quá lâu. Cơ thể gà dự trữ một lượng nước nhỏ nên phải luôn có đủ nước sạch cho gà uống bổ sung. Uống nước mát và đầy đủ sẽ kích thích gà ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn.
Mức độ tiêu thụ nước cho 1000 gà mái đẻ/ngày như sau:

Nhiệt độ (0C) Tiêu thụ nước (ml)
15 – 21 150 – 210
21 – 25 400 – 500
27 – 33 500 – 700
> 35 > 700

5. Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng: Thức ăn

– Khi chuyển chuồng gà có thể bị stress nên có thể ăn kém hơn trước. Bà con cần áp dụng khẩu phần ăn của gà đẻ, cung cấp thức ăn mới, thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chất khoáng để gà phục hồi sức khỏe và nâng cao năng suất đẻ trứng.

– Tùy theo nhiệt độ chuồng nuôi mà bà con điều chỉnh khẩu phần ăn. Năng lượng trong khẩu phần ăn cho gà tăng vào mùa lạnh và có thể giảm vào mùa nóng. 

Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi). Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng. Ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn.

Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ. Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng. Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.

6. Chăm sóc gà trống trong Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng

– Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Gà trống bắt đầu đạp mái từ 21-22 tuần tuổi. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 đến 1/9.

– Bà con cần quan sát và loại bỏ những cá thể gà trống ngả màu, yếu, đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ, vì những con trống nhút nhát này không đạp mái chỉ gây cản trở và có thể làm bẩn, vỡ trứng trong ổ.

7. Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng: Chuẩn bị ổ đẻ

– Ổ đẻ phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi. Tốt nhất đặt giữa chuồng để khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Nên dùng phoi bào khô sạch để lót ổ đẻ.

– Số lượng ổ đẻ đủ cho gà đẻ tránh gà chen lấn làm vỡ trứng. Cửa vào ổ đẻ quay về phía có bóng râm để tạo sự hấp dẫn gà mái vào đẻ, không đẻ ra nền.

8. Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng: Thu nhặt và bảo quản trứng giống

– Trứng giống là vật thể sống cần được chăm sóc ở mỗi thời điểm của giai đoạn sản xuất, bao gồm thu nhặt, vận chuyển và bảo quản. Thu nhặt trứng thường xuyên 4 lần/ngày, bảo quản ở phòng mát 13-18oC, độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24oC và tỷ lệ nở của trứng ấp bắt đầu giảm sau 5 ngày và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản, do vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát như trên và không quá 7 ngày.

Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng - Thu nhặt và bảo quản trứng

Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng – Thu nhặt và bảo quản trứng

*Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng: Ấp bóng của gà

Những trường hợp sau là nguyên nhân làm cho gà ấp bóng: Nhiệt độ cao, thông gió kém, quá ít ổ đẻ, đẻ trứng dưới nền, không thường xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ. Chất lượng thức ăn kém, gà hấp thu thức ăn thấp, nước uống không hợp lý (máng uống đặt quá xa). Có thể cai ấp bóng bằng cách tách riêng gà ấp bóng, tăng cường dinh dưỡng và nước uống, chế độ chiếu sáng không thay đổi. Kinh nghiệm dân gian còn buộc chân gà thẳng đứng hoặc thỉnh thoảng tắm cho gà …

Chia sẻ:
Copyright © TRẠI GÀ ĐĂNG KHÔI
Facebook chat